15:00 ICT Chủ nhật, 28/04/2024
Thông báo từ Hệ thống
Nên chú ý Nên chú ý: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in file /includes/class/request.class.php on line 610
Nên chú ý Nên chú ý: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in file /includes/class/request.class.php on line 612
Nên chú ý Nên chú ý: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in file /includes/class/request.class.php on line 368
Nên chú ý Nên chú ý: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in file /includes/class/request.class.php on line 389
Nên chú ý Nên chú ý: mysql_connect(): The mysql extension is deprecated and will be removed in the future: use mysqli or PDO instead in file /includes/class/mysql.class.php on line 101
Lỗi cảnh báo Lỗi cảnh báo: Illegal string offset 'exp_time' in file /includes/core/user_functions.php on line 155
tim kiem

Trang chủ

---Tìm kiếm thông tin Liệt sĩ
trang thong tin dien tu quang tri
trung tam tin hoc
nhan tim dong doi
nnts

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 256

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 14096

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4402840

Hỗ trợ trực tuyến

Nhà đón tiếp thân nhân Liệt sỹ
ĐT: 0533.524811

Văn phòng Sở Lao động Thương binh & Xã hội
ĐT: 0533.851395

Text


Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

Sắc xanh trên điểm cao 241

Thứ sáu - 17/04/2015 07:25
Sắc xanh trên điểm cao 241

Sắc xanh trên điểm cao 241

(QT) - Nơi tôi đang đứng đây là điểm cao 241, thuộc vùng Tân Lâm, Cam Thành, Cam Lộ (Quảng Trị). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đây là một phòng tuyến hỏa lực mạnh nhất của địch tại Quảng Trị, nằm ở cao độ 241 mét so với mặt nước biển, có địa hình thuận lợi với tầm quan sát rộng, xung quanh còn có các điểm cao Động Toàn, 544 với hoả lực hỗ trợ dày đặc. Số lượng pháo ở khu vực này có lúc lên tới 32 khẩu, trong đó có 4 khẩu pháo cỡ nòng 175 mm, được mệnh danh là “Vua chiến trường” với tầm bắn trên 30 km. Kết hợp với hàng rào điện tử Mắc Namara án ngữ ở phía Bắc, điểm cao 241 được cho là cứ điểm bất khả xâm phạm của địch với uy lực về vũ khí gần như tuyệt đối.
Vậy nhưng, từ ngày 30/3 đến ngày 2/4/1972, lực lượng pháo binh, bộ binh của quân ta đã tấn công như vũ bão đánh sập căn cứ hoả lực mạnh nhất của địch trong hệ thống phòng thủ đường 9, góp phần quan trọng vào chiến thắng trên mặt trận đường 9. Việc đánh chiếm và làm chủ căn cứ 241 là một thắng lợi có ý nghĩa hết sức to lớn, làm cho binh lính ngụy Sài Gòn hoang mang lo sợ và tạo bàn đạp thuận lợi để quân giải phóng tiến lên tiêu diệt hệ thống phòng thủ chiến lược Bắc Quảng Trị, hoàn thành xuất sắc chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972. Cũng tại nơi đây, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn Vinh Quang đã trao tận tay Chủ tịch Cuba Fidel Castro lá cờ truyền thống của sư đoàn trong cuộc mít tinh tổ chức trên điểm cao 241 ngày 16/9/1973, khi lãnh tụ Cuba, vị nguyên thủ đầu tiên trên thế giới đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị… 

Tượng đài chiến thắng trên điểm cao 241- Tân Lâm


Ở điểm cao 241 bây giờ, tượng đài chiến thắng đã được xây dựng cạnh bên con đường nhựa nối Quốc lộ 9 với vùng Cùa. Trong một ban mai yên ả, bạt ngàn cao su đã nối màu xanh bất tận với đất rừng, núi đồi, làng mạc. Đến vùng đất ba dan rộng lớn và tươi tốt nhường ấy cũng chỉ hiện lên lấp lóa như từng vệt son dưới những cành rừng đang khép tán. 

Có lẽ, dấu vết chiến tranh dần được khỏa lấp và đói nghèo, lam lũ được đẩy lùi nơi vùng một thời là chiến địa khốc liệt này bắt đầu từ năm 1974. Khi tiếng súng đuổi giặc còn rền vang bên bờ sông Mỹ Chánh, 42 cán bộ, công nhân chủ chốt của Nông trường Lệ Ninh, Đại Giang (Quảng Bình) và một số đơn vị khác đã hành quân thần tốc vào Quảng Trị, lên Tân Lâm, chiếm lĩnh điểm cao 241, dựng lán trại, “xây dựng một nông trường tuy nhỏ nhưng cho tốt thì quý lắm” như lời căn dặn của Tổng Bí thư Lê Duẩn. 

Thời điểm hình thành Nông trường Tân Lâm là lúc cả nước bước vào giai đoạn tích cực chuẩn bị cho công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Khí thế đó đã thôi thúc cán bộ, công nhân nông trường lao động, công tác hết sức khẩn trương. Họ tiến hành rà phá bom mìn, đạn pháo, tháo dỡ hàng vạn mét dây kẽm gai bùng nhùng, san lấp hàng trăm hố bom, giải phóng một vùng rộng lớn đất đỏ ba dan để trồng cây công nghiệp. Một kỳ tích đã được xác lập trên vùng “đất chết” năm xưa. Trên diện tích 80 ha cây hồ tiêu được trồng lứa đầu, có những lô đạt năng suất từ 3-4 tấn/ha. Ba lần nông trường đưa sản phẩm hồ tiêu tham gia Hội chợ kinh tế- kỹ thuật toàn quốc đều đoạt huy chương vàng. Chính vì vậy, năm 1986, nước Cộng hòa Dân chủ Đức (trước đây) đã đặt quan hệ hợp tác, đầu tư để mở rộng sản xuất hồ tiêu trên vùng Tân Lâm. Bên cạnh hồ tiêu là dứa, có năm trồng đến 200 ha, đạt sản lượng hàng ngàn tấn; một trại lợn với 350 nái cơ bản, hàng năm sản xuất từ 2.000-2.500 lợn con, 1.000 con giống Móng Cái. Từ năm 1984, nông trường đã đưa giống bò lai sind vào lai tạo, nâng tổng số đàn bò chất lượng cao lên trên 1.000 con… 

Từ một vùng hoang tàn đổ nát, đồi núi đìu hiu, xa cách, dáng vóc một thị tứ non trẻ đã thành hình hài dưới chân điểm cao 241. Văn phòng nông trường bộ, trường phổ thông trung học vừa học vừa làm và trường tiểu học được xây dựng 2 tầng. Trạm xá, nhà sinh hoạt của công nhân, hệ thống nước sạch…được đầu tư đồng bộ, khang trang. Đêm đêm, ánh điện tỏa sáng một góc trời, ấm áp trong từng căn nhà như minh chứng sống động về một tương lai tươi đẹp đang hiện hữu từng ngày. 

Bước vào thời điểm sắp xếp lại sản xuất, thích ứng với cơ chế thị trường, mô hình tổ chức sản xuất như Nông trường Tân Lâm một thời vang bóng đã không còn phù hợp nữa. Vậy nhưng, công lao khai phá đất đai, kinh nghiệm canh tác các loại cây công nghiệp, cùng việc tạo dựng các cơ sở vật chất khác trên vùng đất Tân Lâm thuở nông trường lập nghiệp ban đầu ấy vẫn luôn được người dân nơi đây khắc ghi. Họ cho rằng, những gì họ có được như hôm nay, một phần là nhờ sự kế thừa những “di sản” vật chất và tinh thần quý báu mà các thế hệ cán bộ, công nhân nông trường đã tạo dựng bằng mồ hôi, công sức, xương máu ròng rã hơn một thập kỷ vì sự hồi sinh của đất này. 

Đáng mừng là người dân ở điểm cao 241 (nay được gọi tên thôn Tân Phú) hôm nay nói riêng và người dân xã Cam Thành, Cam Lộ nói chung đã không phụ lòng những người có công khai khẩn, khai canh thuở trước. Đất đai đã được quy hoạch, đưa vào sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế. Không một diện tích đất nào bị bỏ hoang phí. Mảnh vườn nào cũng cố gắng thâm canh để đạt giá trị thu nhập cao nhất trên diện tích canh tác nhỏ nhất. Mô hình làm ăn mới như nuôi nhím, thỏ, phát triển kinh tế trang trại, mở rộng diện tích cây cao su, hồ tiêu, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt...xuất hiện ngày càng nhiều, đem lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân. Nhiều gia đình xác định cây trồng chính là cây tiêu và cây cao su; cây trồng phụ là cà phê, sắn, dứa và đậu đỗ các loại; cây ăn quả có giá trị kinh tế là bơ, cam, bưởi, chuối, đu đủ. Tận dụng vùng gò đồi để trồng rừng; khe suối để trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò, dê, thỏ... góp phần tăng thu nhập và tạo nguồn phân bón cho cây trồng. 

Hiện trên địa bàn đã có những trang trại quy mô trồng rừng, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi với tổng thu nhập trên 380 triệu đồng/năm/trang trại. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao của người dân ở các thôn Tân Phú, Thượng Lâm; phát triển rừng ở Tân Xuân 2, Cam Phú... đã nâng giá trị thu nhập bình quân lên 60-70 triệu đồng/ha/năm. Trong đó có những hộ gia đình có thu nhập hàng năm từ 100-300 triệu đồng như hộ chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (thôn Phường Cội), Nguyễn Thị Kiệu (thôn Thượng Lâm), Nguyễn Thị Tâm (thôn Tân Trang)… 

Nhiều hộ đã khai thác tiềm năng, lợi thế vùng gò đồi để đầu tư trồng tiêu, trồng rừng, trồng sắn, chăn nuôi bò, dê, thỏ… đem lại thu nhập từ 100-150 triệu đồng/năm như hộ chị Lê Thị Nga (thôn Tân Phú), Nguyễn Thị Thơm (thôn Thượng Lâm)… 

Đặc biệt, có một trang trại ngay dưới chân cao điểm 241 chuyên trồng dâu để sản xuất rượu vang của anh Trần Văn Quốc. Từ năm 2001 gia đình anh bắt tay trồng dâu với diện tích gần 1 ha (khoảng 1.100 gốc) và hoàn thiện dần công nghệ làm rượu dâu để bán ra thị trường. Đến năm 2011 anh sản xuất ra loại rượu vang mang nhãn hiệu “Rượu dâu Tân Phú” đã được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm đạt chất lượng. Rượu vang của gia đình anh làm bằng phương pháp thủ công, chủ yếu bằng hương liệu của cây dâu tằm chứ không qua quá trình chế biến bằng hóa chất nên sản phẩm làm ra rất sạch và đậm đà hương vị khiến nhiều người ưa chuộng. Trong dịp tết năm trước, anh tung ra thị trường nhãn mác mới có tên là “Rượu dâu Quốc Khánh”, bao bì bắt mắt, mẫu mã khá đẹp và kết quả là trên 1.200 chai rượu loại này đã tiêu thụ hết, đem lại nguồn thu nhập khá cao cho người nông dân năng động này. 

Những năm qua, xã Cam Thành đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh, từng bước đa dạng hóa, mạnh dạn đầu tư vào các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Các loại cây trồng có hiệu quả như: cao su, lạc, cây lâm nghiệp tăng cả diện tích, năng suất, sản lượng; chăn nuôi phát triển theo hướng thâm canh, bằng các hình thức: trồng cỏ nuôi bò, lai tạo đàn bò, nuôi thỏ, nuôi dê, nuôi cá. Kinh tế trang trại phát triển khá, hiện đã có trên 50 trang trại vừa và nhỏ, đã xây dựng được 3 HTX kiểu mới dịch vụ nông nghiệp ở Tân Phú, Cam Phú và Quật Xá hoạt động bước đầu có hiệu quả. Nhờ vậy, đã đưa thu nhập bình quân đầu người trong xã từ 8,5 triệu đồng/năm 2009 tăng lên 18,8 triệu đồng/ năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,92% . 

Từ một địa phương thuần nông, có 16 thôn trải dài theo địa hình bán sơn địa, dọc hai bên Quốc lộ 9 từ Km 14 đến Km 30, nổi tiếng với thiên nhiên khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh nặng nề, khó khăn nhiều mặt, Cam Thành hôm nay đang đi những bước vững chắc để trở thành một địa phương năng động bên trục đường xuyên Á. Từ điểm cao 241 nhìn bao quát cả một vùng xung quanh, không còn thấy vết tích chiến tranh năm xưa hiện hữu, chỉ thấy Quốc lộ 9 thời hội nhập đi qua địa bàn kẻ một nét mãnh liệt, tít tắp giữa đôi bờ màu xanh no ấm. 

Tác giả bài viết: Đào Tâm Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: điểm cao

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn