00:14 ICT Thứ hai, 29/04/2024
Thông báo từ Hệ thống
Nên chú ý Nên chú ý: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in file /includes/class/request.class.php on line 610
Nên chú ý Nên chú ý: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in file /includes/class/request.class.php on line 612
Nên chú ý Nên chú ý: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in file /includes/class/request.class.php on line 368
Nên chú ý Nên chú ý: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in file /includes/class/request.class.php on line 389
Nên chú ý Nên chú ý: mysql_connect(): The mysql extension is deprecated and will be removed in the future: use mysqli or PDO instead in file /includes/class/mysql.class.php on line 101
Lỗi cảnh báo Lỗi cảnh báo: Illegal string offset 'exp_time' in file /includes/core/user_functions.php on line 155
tim kiem

Trang chủ

---Tìm kiếm thông tin Liệt sĩ
trang thong tin dien tu quang tri
trung tam tin hoc
nhan tim dong doi
nnts

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 4

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 14299

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4403043

Hỗ trợ trực tuyến

Nhà đón tiếp thân nhân Liệt sỹ
ĐT: 0533.524811

Văn phòng Sở Lao động Thương binh & Xã hội
ĐT: 0533.851395

Text


Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

Lực lượng vũ trang Quảng Trị góp phần cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc

Thứ tư - 22/04/2015 07:23
Lực lượng vũ trang Quảng Trị góp phần cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc

Lực lượng vũ trang Quảng Trị góp phần cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc

(QT) - Trước những thất bại nặng nề, toàn diện trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, đế quốc Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Pa-ri về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà chúng dự định lấy Việt Nam làm chiến trường thử nghiệm. Tuy nhiên, với bản chất xâm lược, ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh, thúc giục ngụy quyền Sài Gòn ra sức chống phá Hiệp định. Trong bối cảnh đó, chiến trường Trị - Thiên nói chung, Quảng Trị nói riêng vẫn là địa bàn chiến lược chủ yếu nơi ta và địch tập trung lực lượng để bảo vệ. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị khẩn trương chấn chỉnh tổ chức, sẵn sàng chiến đấu chống địch lấn chiếm, phá hoại Hiệp định; xây dựng bảo vệ vùng giải phóng trở thành hậu phương vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Lợi dụng thời gian trước khi Hiệp định có hiệu lực, để ngăn chặn sự phá hoại của địch, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu, Tỉnh ủy Quảng Trị, lực lượng vũ trang tỉnh tiến hành các đợt hoạt động ngắn, tổ chức tiến công vào một số vị trí của địch, hình thành thế xen kẽ “cài răng lược”, giữ thế có lợi cho ta ở vùng giáp ranh, phá thế phân tuyến, phân vùng của địch. 

Cuối tháng 1/1973, khi Hiệp định Pa-ri được ký kết và có hiệu lực, địch tập trung một lực lượng lớn binh, hỏa lực mở cuộc hành quân “Tăng-gô Xi-ty” tấn công đánh chiếm cảng Cửa Việt - một đầu mối giao thông đường thủy quan trọng trên địa phận hai xã Triệu Vân và Triệu Trạch, huyện Triệu Phong. Ngày 25/1/1973, được sự yểm trợ của không quân và pháo binh, lực lượng thiết giáp và bộ binh địch chia làm 3 hướng tiến công đánh chiếm Thanh Hội, Long Quang, Nại Cửu, Chợ Sãi. Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Mặt trận B5, bộ đội địa phương, dân quân du kích của ta đã chiến đấu anh dũng buộc quân địch phải tháo chạy... 

Khẩu đội 12,7 mm Tiểu đoàn 43 huấn luyện bắn máy bay bay thấp


Sau thất bại nặng nề ở Cửa Việt, địch đẩy mạnh kế hoạch “Tràn ngập lãnh thổ”, tập trung binh hỏa lực liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân lấn chiếm vùng giáp ranh, chiếm lại các “lõm” giải phóng, nhằm xóa “thế da báo” ở vùng đồng bằng Triệu Hải... Dưới sự chỉ huy của Tỉnh đội, Tiểu đoàn 814, 808, 10, Đại đội 22 công binh, Đại đội 15 Cam Lộ và bộ đội địa phương, dân quân du kích các huyện Triệu Phong, Hải Lăng liên tục chiến đấu đánh lui các đợt tiến công của địch, bảo vệ địa bàn. Trong đợt chiến đấu từ ngày 26/12/1972 – 31/1/1973, ta tiêu diệt 2.300 tên địch, bắt sống 200 tên, phá hủy 113 xe tăng, xe bọc thép, thu 13 chiếc, bắn rơi 5 máy bay, bắn cháy 1 tàu chiến, phá hủy 10 khẩu pháo... 

Quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng: “Con đường cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng”, ta kiên quyết đánh trả khi địch vi phạm Hiệp định, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng và vùng ta làm chủ, hỗ trợ cho việc đấu tranh ở đồng bằng. Dưới sự lãnh đạo của Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh, lực lượng vũ trang Quảng Trị triển khai những nội dung, nhiệm vụ cơ bản là: Xây dựng căn cứ địa miền núi và vùng giải phóng Quảng Trị, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải cơ giới, tiếp nhận và hình thành hệ thống hậu cần, đặc biệt tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ chỉ huy về các phương án tác chiến hiệp đồng quân binh chủng; mở cuộc vận động rèn luyện kỷ luật cho cán bộ, chiến sĩ... Sau khi hoàn thành việc củng cố, học tập, huấn luyện, các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh và lực lượng du kích lần lượt hành quân vào thay thế lực lượng chủ lực tiếp nhận phòng tuyến phòng thủ từ Thanh Hội đến Sãi, động Ông Do với chiều dài trên 50 km. 

Trên địa bàn vùng giải phóng, lực lượng vũ trang tỉnh cùng với nhân dân tích cực triển khai xây dựng lực lượng; xây dựng làng chiến đấu ở một số khu vực quan trọng như Triệu Vân, Triệu Thành, Gio Hải, Cam Mỹ... Đồng thời tập trung nhân lực, vật lực, phối hợp với bộ đội chủ lực chuẩn bị chiến trường, xây dựng căn cứ hậu cần, kỹ thuật; xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến ở địa bàn xung yếu như Ái Tử, Đông Hà, Cửa Việt. Đồng thời bộ đội và du kích tăng cường công tác tuần tra canh gác bảo vệ các mục tiêu trọng yếu; triển khai phương án đánh trả máy bay thấp của địch, chống thám báo, gián điệp kết hợp với lực lượng an ninh làm trong sạch địa bàn. 

Hơn một năm sau ngày Hiệp định Pa-ri được ký kết, trên địa bàn Quảng Trị chưa một ngày im tiếng súng. Cuộc chiến vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Trước tình hình đó, các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh phía trước cũng như phía sau khắc phục mọi khó khăn, đập tan mọi sự lấn chiếm, phá hoại của địch, giữ vững tuyến phòng thủ, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, góp phần cùng với bộ đội chủ lực xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến đấu giành thắng lợi. Triển khai giữ được thế đứng chân liên hoàn trên tuyến giáp ranh từ Mỹ Chánh đến sông Nhùng, hỗ trợ tích cực cho nhân dân vùng nông thôn, đồng bằng đấu tranh hợp pháp với địch đòi chúng phải thi hành Hiệp định Pa-ri. Tiến hành gây dựng được 310 cơ sở ở 36 thôn, xã, củng cố, duy trì hoạt động 2 chi bộ, phát triển được 200 du kích mật trên địa bàn Hải Lăng và một số xã của huyện Triệu Phong. 

Từ tháng 9/1974, lực lượng vũ trang tỉnh liên tục tổ chức các đợt tiến công địch. Với cách đánh sáng tạo, ta đã làm tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, góp phần cùng chiến trường Trị - Thiên giành thắng lợi có ý nghĩa. Tính đến tháng 2/1974, lực lượng vũ trang tỉnh đã tổ chức được 246 trận đánh, tiêu diệt và làm bị thương hơn 2.000 tên địch, bắn cháy 32 xe quân sự, phá hủy 2 khẩu pháo 175 mm và nhiều hầm ngầm, lô cốt... Vừa tổ chức các trận đánh, vừa tiến hành xây dựng lực lượng, tổ chức tuyển thêm 565 chiến sĩ mới bổ sung cho các đơn vị bộ đội địa phương, bảo đảm quân số chiến đấu của tiểu đoàn có 400 đồng chí; đại đội từ 65 – 70 đồng chí. Đối với các đơn vị tại chỗ, cơ quan quân sự các cấp đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan dân chính đảng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch củng cố lực lượng theo phương châm: Ở đâu có Đảng, có chính quyền là ở đó có lực lượng vũ trang quần chúng; phát triển lực lượng rộng rãi đi đôi với xây dựng lực lượng nòng cốt, lấy chất lượng làm chính. Cùng với việc tăng cường thêm lực lượng, các đơn vị đã tiến hành làm tốt công tác giáo dục chính trị, tổ chức huấn luyện nâng cao trình độ chiến đấu cho du kích, dân quân tự vệ. Tính đến cuối năm 1974, Đảng bộ quân sự tỉnh có 914 đảng viên sinh hoạt trong 7 đảng bộ, chi bộ. Đây là nhân tố tích cực trực tiếp quyết định đến mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 

Tháng 10/1974 và tháng 1/1975, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình, so sánh lực lượng giữa ta và địch... Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết lịch sử quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976. Căn cứ vào Nghị quyết của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Quảng Trị ra nghị quyết, xác định: “Quyết tâm phá vỡ từng mảng tuyến ngăn chặn, chia vùng của địch, giành và giữ dân, giải phóng đại bộ phận nông thôn đồng bằng còn bị địch kiểm soát”. Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Đảng ủy Quân sự tỉnh xác định nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trong cuộc tiến công và nổi dậy lần này là: Đảm nhiệm hướng Bắc của chiến dịch, quyết tâm giải phóng 15% đất đai và 13 vạn dân còn lại trên địa bàn Quảng Trị; phối hợp với lực lượng chủ lực ở hướng Nam tiến công giải phóng Thừa Thiên – Huế. 

Căn cứ vào nhiệm vụ do Đảng ủy Mặt trận Trị - Thiên và Tỉnh ủy giao, lực lượng vũ trang tỉnh tích cực trinh sát nắm địch ở các mục tiêu trọng yếu như: quận lỵ Mai Lĩnh; các phân chi khu ở Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Hòa, Triệu Trung, Hải Lăng, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thượng, Hải Phú, Hải Vĩnh... cùng một số sở chỉ huy các tiểu đoàn, trận địa pháo... của địch, đồng thời sử dụng một lực lượng mở thông hành lang dọc sông Mỹ Chánh về Phú Kinh, Câu Nhi, Văn Quỹ; dọc sông Nhùng về Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thượng... Về công tác hậu cần, ta chuẩn bị đủ lương thực từ 1 đến 3 tháng; tổ chức vận chuyển ra tuyến trước hơn 200 tấn hàng hóa; cấp phát bổ sung đầy đủ quân tư trang cho cán bộ, chiến sĩ. Tổ chức huấn luyện bổ sung cho bộ đội cách đánh vây ép, vây lấn các cao điểm, tập kích địch ở trong làng, kỹ thuật phóng bom, mìn, chiến thuật bao vây quận, lỵ... Về sử dụng lực lượng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quyết định điều động hầu hết các lực lượng vào chiến đấu, gồm: Tiểu đoàn 3, 14, 812, 8, 10, 34 và 2 đại đội 18, 23 của tỉnh; Đại đội 15 Cam Lộ, Đại đội 4 Gio Linh cùng toàn bộ lực lượng của hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng; 11 trung đội du kích của Triệu Phong, Gio Linh, Hướng Hóa, Cam Lộ, Đông Hà vào chiến đấu, phục vụ chiến đấu. 

Thực hiện Lệnh Tổng công kích địch của trên, từ ngày 5 – 7/3/1975, Tiểu đoàn 14 tiến hành tập kích vào chốt La Vang thì các đơn vị còn lại cơ động vào tuyến xuất phát tiến công. Ngày 8/3, Đại đội 24 (Tiểu đoàn 10) nổ súng đánh chiếm cao điểm 122 và 118; Đại đội 10 (Tiểu đoàn 10) tập kích hỏa lực vào các cao điểm 01, 07, 08 và 176B; Đại đội 2 (Tiểu đoàn 8), nổ súng đánh chiếm lô cốt Hà Lỗ, sau đó phối hợp với lực lượng tại chỗ đánh vào các phân chi khu Hải Hòa, Hải Tân, sau khi chiếm được hai khu vực trên tiếp tục tiến công vào Hải Trường, Hải Thọ... Hướng Bắc, Tiểu đoàn 10 phối hợp với Đại đội 12, 23 đánh vào chi khu Mai Lĩnh, tiêu diệt hơn 100 tên địch. Tiểu đoàn 3 đánh vào Bích La Trung, Nam Thanh Hội. Bộ đội địa phương Triệu Phong, Hải Lăng cùng lực lượng tại chỗ tiến công vào chi khu Hải Lâm, Hải Lệ, Hải Phú, Triệu Sơn, Triệu Tài... Trước sự tiến công mạnh mẽ của ta, một số địch đã bị tiêu diệt, số còn lại bỏ chạy, chúng bỏ luôn chốt sông Nhùng, Nam Mỹ Chánh và một số cao điểm trên tuyến phòng thủ. Ở hướng Đông, được sự yểm trợ của xe tăng, Tiểu đoàn 3 phát triển tiến công theo trục đường 68 và Hải Lăng đánh chiếm Thanh Hương, truy kích địch về Đại Lộc, sau đó phát triển vào Thuận An – Huế. Hướng Tây, Tiểu đoàn 14 và Đại đội Lê Hồng Phong đánh thẳng vào Thành Cổ, đến 3 giờ sáng ta hoàn toàn làm chủ mục tiêu và cắm cờ trên Thành Cổ. Cũng ở hướng Tây, Tiểu đoàn 8 tiến công theo trục sông Nhùng và phát triển về Mỹ Chánh, đến chiều 23/3/1975, tuyến phòng thủ Mỹ Chánh thất thủ. Tiểu đoàn 8 phối hợp với lực lượng vũ trang Phong Điền tiến công quận lỵ Phò Trạch, tiến vào giải phóng Hương Trà, sau đó tiến thẳng vào thành phố Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25/3/1975, Tiểu đoàn 8 cắm cờ giải phóng trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu, báo hiệu thành phố Huế được giải phóng. 

Từ ngày 5 – 26/3/1975, lực lượng vũ trang tỉnh đã tổ chức chiến đấu hàng trăm trận lớn nhỏ với nhiều hình thức tác chiến linh hoạt, đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thu nhiều vũ khí và khí tài quân sự; hỗ trợ tích cực cho nhân dân nổi dậy đánh đổ bộ máy kìm kẹp của địch, giải phóng hoàn toàn quê hương, góp phần xứng đáng vào chiến công giải phóng thành phố Huế, đưa sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta mau chóng đi đến thắng lợi cuối cùng.

Tác giả bài viết: Trần Quốc Bảng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hiệp định, chiến

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn